Không những để... ăn, xương rồng còn có thể tạo ra năng lượng sạch

(Haitaynamkg) ương rồng xanh là loài cây mang tính biểu tượng của Mexico. Không chỉ là nguyên liệu dùng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, ngày nay xương rồng còn được sử dụng để tạo ra năng lượng sạch.
Cây xương rồng xanh với nhiều gai nhọn là loài cây mang tính biểu tượng và là một phần không thể tách rời trong đời sống của người dân Mexico. Hoa xương rồng được chọn làm quốc hoa, tượng trưng cho dân tộc Mexico và tinh thần bất khuất của họ. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh cây xương rồng xuất hiện trên quốc kỳ của quốc gia này.
Người Aztec cổ đại coi xương rồng là một loài cây thiêng liêng, và người Mexico hiện đại không chỉ dùng xương rồng để chế biến thức ăn, nước uống mà còn sử dụng nó làm nguyên liệu trong ngành dược phẩm và mỹ phẩm. Bây giờ, các nhà khoa học còn sử dụng chúng vào một mục đích khác cao cả hơn: sản xuất năng lượng tái tạo.
Nông dân Mexico đang thu hoạch xương rồng.
Nông dân Mexico đang thu hoạch xương rồng.
Mexico là một trong những nước trồng xương rồng nhiều nhất thế giới với sản lượng 812.000 tấn mỗi năm. Lớp "thịt" mềm mại bên trong những chiếc gai nhọn xù xì là nguyên liệu quan trọng cho hàng loạt các món ăn được ưa chuộng tại Mexico như: bánh tacos, súp, salad và thậm chí là bánh kẹo.
Được tin rằng có khả năng chữa bệnh, cây xương rồng cũng được sử dụng làm dược liệu trong thuốc trị huyết áp, dầu gội đầu chống rụng tóc, kem dưỡng da và nước ép giành cho những người ăn kiêng.
"Kể từ khi còn là thuộc địa của Tây Ban Nha, chúng tôi đã ăn xương rồng. Đó là truyền thống và là nền văn hoá của chúng tôi", anh Israel Vazquez, người đã trồng cây xương rồng trong suốt 20 năm qua, cho biết. Tuy nhiên, trước khi được sử dụng để ăn thì cây xương rồng phải được sơ chế và bỏ đi lớp gai dày bên ngoài. Đống chất thải này sẽ là nguyên liệu cho nhà máy biogas để tạo ra điện năng.

Nhà máy điện năng từ phế thải xương rồng ở Milpa Alta

Tháp chưng cất được đặt ngay tại cánh đồng xương rồng.
Tháp chưng cất được đặt ngay tại cánh đồng xương rồng.
Dự án thí điểm sản xuất xương rồng đã được tiến hành tại Milpa Alta, một khu phố phía nam thành phố Mexico City vào tháng 5 vừa qua. Ra khỏi phạm vi chật chội của một trong những thành phố lớn nhất Châu Mỹ Latinh này là cánh đồng rộng 2800 ha trồng xương rồng - được biết đến với cái tên "nopal” trong tiếng Tây Ban Nha.
Những người nông dân làm việc từ lúc bình minh trên những cánh đồng trải dài dưới sườn núi lửa đang ngủ yên Teuhtli. Cánh đồng này sản xuất ra hơn 200.000 tấn xương rồng mỗi năm và mỗi ngày nơi đây lại thải ra hàng tấn tấn phế phẩm.
Và ý tưởng về phát triển năng lượng xanh đã được đưa ra để biến đống phế thải khổng lồ này thành năng lượng sạch. Họ quyết định xây dựng nhà máy ngay tại khu chợ xương rồng nhộn nhịp của thành phố, nơi hàng trăm công nhân bắt đầu một ngày mới bằng việc dọn dẹp rác thải xương rồng từ ngày hôm trước.

Điện từ… xương rồng

Những năm gần đây, Mexico – quốc gia sản xuất dầu mỏ đã nổi lên như một người tiên phong trong lĩnh vực năng lượng xanh. Năm 2015, quốc gia này đã giành được nhiều lời khen ngợi khi trở thành nền kinh tế mới nổi đầu tiên công bố thực hiện các mục tiêu giảm khí phát thải theo Hiệp định Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, nhằm giảm một nửa lượng phát thải nhà kính vào năm 2050.
Để đạt được điều này, Mexico đang tìm cách sản xuất một nửa lượng năng lượng tiệu thụ từ các nguồn tái tạo. Năm ngoái, năng lượng xanh chỉ chiếm 15,4% lượng năng lượng tiêu thụ tại quốc gia này. Và nhà máy Suema đang tìm cách cải thiện con số này bằng nhà máy phát điện của mình với việc sản xuất 175 kilowatt điện mỗi giờ, đủ để thắp sáng 9,600 bóng đèn.
Nhà máy có những tháp chưng cất nối với hệ thống lưu giữ ống, nơi những thứ phế thải của cây xương rồng được xay nhuyễn, trộn với một loại vi khuẩn rồi sau đó được ủ ở nhiệt độ 55 độ C để sản xuất khí biogas. Phần phế phẩm còn lại sau đó được sử dụng làm phân hữu cơ.
Nhà máy sẽ được vận hành hết công suất vào tháng 11 tới, khi đó, nó có thể xử lý khoảng 3-5 tấn phế phẩm xương rồng mỗi ngày để cho ra hơn 1 tấn phân bón và 170m3 khối khí biogas. Dự án trị giá 840.000 đô la này do chính quyền thành phố Mexico City tài trợ cho vùng trồng xương rồng lớn nhất thành phố.
Chị Evangelina Lara, 45 tuổi, nhân viên chế biến xương rồng, cho biết: "Đó là một ý tưởng hay, bởi vì bây giờ tất cả đống rác thải này sẽ làm được nhiều thứ có ích hơn”.
Ông Bernardino Rosas, trưởng bộ phận phát triển khoa học của thành phố, hy vọng đây sẽ là nhà máy sản xuất điện từ xương rồng đầu tiên của nhiều nhà máy tương tự trong tương lai. "Tầm nhìn của chúng tôi là phát triển nhà máy tại hơn 300 vùng trồng xương rồng trên cả nước, góp phần cung cấp năng lượng sạch cho cuộc sống của người dân", ông cho biết thêm

Huyền thoại của người Aztec

Trái xương rồng màu đỏ tươi tượng trưng cho trái tim của hoàng tử Copilli.
Trái xương rồng màu đỏ tươi tượng trưng cho trái tim của hoàng tử Copilli.
Trong thần thoại Aztec, thần Mặt Trời Huitzilopochtli đã xé toạc trái tim của một hoàng tử nguy hiểm tên là Copilli và ném chàng xuống hồ Texcoco. Nhiều năm sau, thần Huitzilopochtli ra lệnh cho người Aztec đi tìm trái tim của Copilli và xây dựng một thành phố tại đó. Dấu hiệu để nhận biết vị trí đó là một con đại bàng quắp dưới chân một con rắn và đậu trên cây xương rồng. Trái cây màu đỏ tươi của xương rồng tượng trưng cho trái tim của Copilli.
Sau nhiều năm ròng rã đi tìm, cuối cùng người Aztec cũng đã tìm được nơi mà thần Mặt Trời miêu tả. Đó chính là một địa điểm nằm giữa hồ Texcoco và tại đó, người Aztec đã xây dựng nên một thành phố rộng lớn, có tên là Technoctitlán và từ đó, nền văn minh Aztec bắt đầu.
Hình ảnh này được miêu tả trong trang đầu của cuốn kinh thư Mendoza, một cuốn sách kể về lịch sử của người Aztec và ngày nay xuất hiện trên quốc kỳ và quốc huy của Mexico. Theo ông Horacio Chavira, Phó Giám đốc Phát triển Nông thôn ở Milpa Alta, chính lịch sử và tầm quan trọng đã làm cho cây xương rồng trở thành nhiên liệu hoàn toàn phù hợp cho tương lai của Mexico.
 Theo khampha

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget