(Haitaynamkg) Thuốc trừ sâu loại neonicotinoid được tìm thấy trong 75% mẫu mật ong được thu thập toàn cầu, một nửa trong số đó chứa hỗn hợp các chất hóa học độc hại.
Đây là kết quả của một nghiên cứu mới đây, được đăng trên tạp chí khoa học Science. Theo đó, mật ong trên thế giới bị nhiễm những loại thuốc trừ sâu khá mạnh, cho thấy loài ong đang bị xâm hại nghiêm trọng ở mức độ toàn cầu.
Nghiên cứu mới cho thấy phần lớn mật ong trên thế giới bị nhiễm neonicotinoid - (Ảnh: ABC News).Khoảng 200 mẫu mật ong được đem đi phân tích với thuốc trừ sâu loại neonicotinoid. Kết quả, 75% trong số đó chứa các chất hóa học độc hại và không ít mẫu bị nhiễm đồng thời nhiều loại chất độc.
Từ năm 2012, các nhà nghiên cứu ở Vườn bách thảo Neuchâtel, Thụy Sĩ kêu gọi nhiều nông dân trên khắp thế giới quyên góp mật ong để phân tích lượng thuốc trừ sâu có trong thành phần mật.
Các nhà khoa học nhận được hàng trăm mẫu và đã lấy 198 mẫu đặc trưng cho nhiều khu vực. Họ đem phân tích với 5 loại thuốc trừ sâu neonicotinoid phổ biến.
Sau thời gian nghiên cứu, nhóm cho biết tỉ lệ nhiễm độc cao nhất là ở Bắc Mỹ với 86% các mẫu chứa một hoặc hai loại trừ sâu neonicotinoid, tiếp đó là châu Á với 80% và châu Âu 79%, thấp nhất là ở Nam Mỹ nhưng cũng chiếm đến 57%.
Ngoài ra, gần một nửa mẫu thử chứa nhiều hơn một loại thuốc trừ sâu.
"Bất ngờ nhất với chúng tôi là tình trạng ô nhiễm xảy ra ở cả những vùng xa xôi, kể cả những hòn đảo giữa đại dương", giáo sư Edward Mitchell ở Đại học Neuchâtel nói.
Hơn nữa, "nếu xét về nồng độ tối thiểu của thuốc trừ sâu bắt đầu gây ra tác động tiêu cực lên ong, thì khoảng 48% các mẫu đã vượt quá mức này".
Với đặc điểm di chuyển nhiều cây số để thu nhặt mật hoa và phấn hoa, ong chính là một thước đo "sống" hữu hiệu để đánh giá mức độ ô nhiễm trong một khu vực.
Biểu đồ phân bố ô nhiễm mật ong trên thế giới, mỗi chấm tròn tương ứng với nồng độ neonicotinoid trong mật ong (đo bằng nanogram/gram) - (Đồ họa: The Guardian).Việc mật ong bị phát hiện chứa nhiều thuốc trừ sâu một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên phạm vi toàn cầu.
Ong và những loài thụ phấn khác rất cần cho ¾ mùa vụ trên thế giới, tuy nhiên chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây do sự phá hủy môi trường sống, dịch bệnh và việc dùng thuốc trừ sâu không kiểm soát.
Trước đó vào năm 2014, một đánh giá toàn cầu về neonicotinoid kết luận rằng việc sử dụng rộng rãi loại thuốc trừ sâu này có thể đẩy hệ thống nông sản toàn cầu vào thế nguy hiểm, có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng thực phẩm bẩn bất cứ lúc nào.
Đồng thời, một đánh giá mới đây trong tạp chí Environmental Science and Pollution Research (Nghiên cứu ô nhiễm và khoa học môi trường) đưa ra thêm những bằng chứng mạnh mẽ về tác hại của thuốc trừ sâu với nông nghiệp và kết luận: không thể lờ đi nữa, mọi thứ đã đi quá xa.
"Gần như toàn bộ các vùng đất đặc trưng trên thế giới đã bị nhiễm một lượng độc tố cao, do đó không có gì lạ khi đây là nguyên nhân góp phần cho sự suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu.
Đây là lúc để phát triển một hệ thống kiểm soát thuốc trừ sâu toàn cầu để ngăn chặn những thảm kịch có thể xảy ra trong tương lai", Giáo sư Dave Goulson ở Đại học Sussex, Anh, nói.
Đây là kết quả của một nghiên cứu mới đây, được đăng trên tạp chí khoa học Science. Theo đó, mật ong trên thế giới bị nhiễm những loại thuốc trừ sâu khá mạnh, cho thấy loài ong đang bị xâm hại nghiêm trọng ở mức độ toàn cầu.
Mật ong ở hải đảo cũng nhiễm thuốc
Nghiên cứu mới cho thấy phần lớn mật ong trên thế giới bị nhiễm neonicotinoid - (Ảnh: ABC News).
Từ năm 2012, các nhà nghiên cứu ở Vườn bách thảo Neuchâtel, Thụy Sĩ kêu gọi nhiều nông dân trên khắp thế giới quyên góp mật ong để phân tích lượng thuốc trừ sâu có trong thành phần mật.
Các nhà khoa học nhận được hàng trăm mẫu và đã lấy 198 mẫu đặc trưng cho nhiều khu vực. Họ đem phân tích với 5 loại thuốc trừ sâu neonicotinoid phổ biến.
Sau thời gian nghiên cứu, nhóm cho biết tỉ lệ nhiễm độc cao nhất là ở Bắc Mỹ với 86% các mẫu chứa một hoặc hai loại trừ sâu neonicotinoid, tiếp đó là châu Á với 80% và châu Âu 79%, thấp nhất là ở Nam Mỹ nhưng cũng chiếm đến 57%.
Ngoài ra, gần một nửa mẫu thử chứa nhiều hơn một loại thuốc trừ sâu.
"Bất ngờ nhất với chúng tôi là tình trạng ô nhiễm xảy ra ở cả những vùng xa xôi, kể cả những hòn đảo giữa đại dương", giáo sư Edward Mitchell ở Đại học Neuchâtel nói.
Hơn nữa, "nếu xét về nồng độ tối thiểu của thuốc trừ sâu bắt đầu gây ra tác động tiêu cực lên ong, thì khoảng 48% các mẫu đã vượt quá mức này".
Không thể phớt lờ thêm nữa
Trong tháng 6 vừa qua, một thử nghiệm ngoài môi trường quy mô lớn đã cho thấy những tác hại của thuốc trừ sâu neonicotinoid đến sự sống của đàn ong mật, cũng như gây hại cho những đàn ong hoang dã khác.Với đặc điểm di chuyển nhiều cây số để thu nhặt mật hoa và phấn hoa, ong chính là một thước đo "sống" hữu hiệu để đánh giá mức độ ô nhiễm trong một khu vực.
Biểu đồ phân bố ô nhiễm mật ong trên thế giới, mỗi chấm tròn tương ứng với nồng độ neonicotinoid trong mật ong (đo bằng nanogram/gram) - (Đồ họa: The Guardian).
Ong và những loài thụ phấn khác rất cần cho ¾ mùa vụ trên thế giới, tuy nhiên chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây do sự phá hủy môi trường sống, dịch bệnh và việc dùng thuốc trừ sâu không kiểm soát.
Trước đó vào năm 2014, một đánh giá toàn cầu về neonicotinoid kết luận rằng việc sử dụng rộng rãi loại thuốc trừ sâu này có thể đẩy hệ thống nông sản toàn cầu vào thế nguy hiểm, có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng thực phẩm bẩn bất cứ lúc nào.
Đồng thời, một đánh giá mới đây trong tạp chí Environmental Science and Pollution Research (Nghiên cứu ô nhiễm và khoa học môi trường) đưa ra thêm những bằng chứng mạnh mẽ về tác hại của thuốc trừ sâu với nông nghiệp và kết luận: không thể lờ đi nữa, mọi thứ đã đi quá xa.
"Gần như toàn bộ các vùng đất đặc trưng trên thế giới đã bị nhiễm một lượng độc tố cao, do đó không có gì lạ khi đây là nguyên nhân góp phần cho sự suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu.
Đây là lúc để phát triển một hệ thống kiểm soát thuốc trừ sâu toàn cầu để ngăn chặn những thảm kịch có thể xảy ra trong tương lai", Giáo sư Dave Goulson ở Đại học Sussex, Anh, nói.
Đăng nhận xét