(Haitaynamkg) Nhiều loài cây tại Bắc Mỹ đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng do một loài bọ xâm thực đang phá hủy quần thể của chúng, các chuyên gia bảo tồn cây xanh cảnh báo.
Loài bọ nhỏ bé này là nguyên nhân suy giảm nghiêm trọng các loài cây phổ biến ở Bắc Mỹ.
Theo các nhà nghiên cứu, hơn 8 tỉ cây thuộc chi tần bì có thể bị xóa sổ vì loài côn trùng có tên emerald ash borer (bọ đục thân tần bì). Loài bọ này chỉ mới được đưa tới Michigan từ châu Á vào cuối những năm 1990, qua những kiện hàng bị nhiễm bệnh và lây lan khắp các khu rừng ở Mỹ và Canada.
5 trong số những loại cây tần bì có giá trị nhất và đã được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) liệt vào sách đỏ của các loài bị đe dọa và đang bị đe dọa nghiêm trọng, một bước trước khi đến nguy cơ bị tuyệt chủng.
Loài bọ nhỏ bé này là nguyên nhân suy giảm nghiêm trọng các loài cây phổ biến ở Bắc Mỹ.
Tình trạng của loài tần bì ở Bắc Mỹ là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy mối đe dọa chính đối với động thực vật hoang dã là sâu bệnh xâm thực do các hoạt động của loài người.
Bọ đục thân tần bì đang lan nhanh tại Bắc Mỹ và giết chết hầu hết quần thể cây thuộc chi tần bì dưới 6 năm tuổi. Sự lây lan của loài bọ này cũng cho thấy mối nguy hiểm của biến đổi khí hậu. Bắc Mỹ trước đây có khí hậu rất lạnh khiến loài bọ không thể sống sót và phát triển nhưng nay khí hậu ấm lên giúp chúng phát triển mạnh và lan rộng.
Những loài cây tần bì bị nguy cấp nhất hiện đang là một quần thể gồm 9 tỉ cây trong các khu rừng ở Mỹ, có giá trị kinh tế và môi trường vô cùng quan trọng.
"Các hoạt động của con người đang đẩy các loài đến bờ vực tuyệt chủng quá nhanh, đến nỗi các nhà bảo tồn thiên nhiên không thể đánh giá sự suy giảm trong thực tế. Ngay cả những loài mà chúng ta nghĩ là nhiều và an toàn như linh dương châu Phi hoặc cây cọ ở Mỹ giờ cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng", bà Inger Andersen, Tổng giám đốc IUCN cho biết.
Đăng nhận xét