Tận dụng… ruồi, muỗi trong nghiên cứu khoa học

(Haitaynamkg) Những con vật tưởng chừng như vô dụng này lại đang giúp ích cho các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu mới.

Ruồi giúp xử lý rác thải

Dân số bùng nổ cộng với công nghiệp sản xuất phát triển đang khiến cho con người đang phải sống chung với lượng rác thải khổng lồ. Mặc dù hiện nay, các nhà máy hay khu công nghiệp đều có khâu xử lý rác thải hữu cơ nhưng số lượng được đưa ra môi trường không qua xử lý cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ.
Tuy nhiên, trong tương lai thì lượng rác thải này sẽ là nguồn nguyên liệu chính trong công trình chuyển hóa rác hữu cơ thành thức ăn cho vật nuôi với công trình của các nhà khoa học tại Công ty Công nghệ sinh học Karma3, có trụ sở tại Melbourne, Australia.

Loài ruồi lính đen được tận dụng để chuyển hóa rác hữu cơ.
Theo đó, công trình này sẽ chuyển hóa các loại rác thải hữu cơ thành một hợp chất hữu cơ được sử dụng trong ngành chăn nuôi. Điểm mấu chốt của công nghệ là ấu trùng của loài ruồi lính đen, vốn có khả năng chuyển hóa những vật chất hữu cơ thành một nguyên liệu dùng để chế tạo thức ăn cho động vật.
Cụ thể, trong dòng đời chỉ kéo dài khoảng một tuần của mình, một chú ruồi lính đen sẽ sinh sản ra khoảng 100 đến 500 trứng ruồi con trước khi chết. Ngay khi trứng bắt đầu nở, chúng sẽ chuyển hóa các vật chất hữu cơ xung quanh thành một nguyên liệu gốc hữu cơ. Hợp chất này có thành phần hữu cơ chiếm đến 60 đến 65%, bên cạnh phần còn lại là hỗn hợp carbonhydrate và chất béo, nên sẽ là sự lựa chọn vô cùng phù hợp để thay thế bã đậu nành hay bột cá, 2 loại thức ăn được dùng chủ yếu trong chăn nuôi.
“Có thể nói công trình của chúng tôi đang đi ngược lại với quy trình của tự nhiên và thực tế là chúng tôi đang cải tiến nó để tạo thành những vật chất có ích hơn cho con người, vừa giúp xử lý nguồn rác thải hữu cơ độc hại, vừa cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi”, ông Martin Pike, người đứng đầu dự án cho biết.
Không chỉ sử dụng quy trình chuyển hóa tự nhiên để biến rác thải hữu cơ thành thức ăn cho động vật mà công trình còn được đánh giá cao khi sử dụng loại ruồi lính đen, vốn được biết đến là loài côn trùng không mang mầm bệnh. Vì thế, hợp chất hữu cơ được tạo ra quá trình sinh nở của ấu trùng ruồi lính đen hứa hẹn sẽ loại bỏ được các tạp chất độc hại có trong rác thải để cho ra loại thức ăn động vật chất lượng cao nhất.

Dùng muỗi vô sinh để… diệt muỗi

Công ty Verily, một công ty nhỏ thuộc Alphabet, Mỹ, vừa tung ra dự án DebugFresno với mục đích trừ muỗi. Theo đó, họ sẽ thả 20 triệu con muỗi đực vô sinh khắp 2 khu dân cư của hạt Fresno, bang California.

Những con muỗi đực vô sinh được thả vào khu dân cư để hạn chế số lượng sinh sản của chúng.
Đây được xem là phương pháp an toàn để chống lại hiểm họa bệnh tật do muỗi lan truyền trên khắp thế giới. Ý tưởng của các nhà khoa học là sử dụng kỹ thuật côn trùng vô sinh (SIT), thả một số lượng lớn côn trùng không có khả năng sinh sản vào thiên nhiên nhằm làm giảm số lượng của chúng.
SIT đã triển khai thành công nhiều lần khắp thế giới trên 50 năm qua, trừ tiệt một số loài côn trùng gây hại như ruồi đinh vít ở Mỹ và ruồi giấm Mexico ở miền Bắc Mexico. Tiến trình gây vô sinh loài côn trùng trên có liên quan đến việc sử dụng chất phóng xạ nhưng kỹ thuật này được cho là không có hiệu quả đối với loài muỗi.
Hiện nay, các nhà khoa học đã chuyển sang một vi khuẩn tự nhiên mới xuất hiện có tên gọi là Wolbachia. Cuộc nghiên cứu đã tìm thấy muỗi đực nhiễm loài vi khuẩn này bị vô sinh. Chúng vẫn tìm đến muỗi cái để giao phối nhưng trứng của muỗi cái đẻ ra không nở thành ấu trùng. Việc thả số lượng lớn muỗi đực bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia sẽ làm tiêu hao quần thể muỗi tại địa phương trong một thời gian ngắn.
Loài muỗi đực không đốt và hút máu, vì vậy việc thả khối lượng lớn chúng vào môi trường sẽ không tác động đến sức khỏe con người.
Cập nhật: 16/09/2017Theo khampha

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget