(Haitaynamkg) Loại ngũ cốc có nguồn gốc cổ xưa không chứa gluten mà giàu dinh dưỡng và các chất amino acids có thể trở thành xu hướng thực phẩm mới cho nhân loại.
Fonio là một loại hạt kê được trồng chủ yếu ở Châu Phi.
Hạt fonio có thể là lời giải cho bài toán an ninh lương thực của thế giới.
Pierre Thiam hi vọng sẽ có một nhà máy trồng và chế biến fonio ngay trên những vùng đất khắc nghiệt của Senegal.
Tại hội nghị toàn cầu TED vừa diễn ra ở Tanzania mới đây, Pierre Thiam - một trong những đầu bếp nổi tiếng nhất Châu Phi, đã chia sẻ rằng ông muốn thử vận may mà hạt fonio đem đến cho khu vực Sahel - vùng đất khô cằn trải dài phía nam Sahara.
Fonio là một loại hạt kê được trồng chủ yếu ở Châu Phi.
Loại ngũ cốc này có mùi vị pha trộn giữa vị của hạt couscous (một loại hạt giống hạt gạo, phổ biến ở các nước châu Phi và Trung Đông) và vị của diêm mạch. Nó được trồng trên lục địa Châu Phi khoảng 5000 năm trước.
Thiam bất ngờ tìm được loại ngũ cốc này nhiều năm về trước ở vùng Đông Nam Senegal trong khi đang nghiên cứu tài liệu cho cuốn sách nấu ăn của mình.
Ông khám phá ra rằng loại ngũ cốc này đã từng rất nổi tiếng. Nó được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Ai Cập. Tộc người Dogon cũng quan niệm rằng toàn bộ vũ trụ cũng nảy lên từ hạt fonio. Tuy nhiên hiện nay, hạt ngũ cốc này chỉ còn được trồng tại miền Tây Sahel như Kedougou - một trong những vùng nghèo nhất Senegal.
Sa mạc hóa và tình trạng thiếu việc làm khiến nhiều người trẻ chọn cách di cư đến nơi khác để tìm kiếm cơ hội mới. Đây là thực trạng phổ biến tại vùng Kedougou và nhiều vùng khác tại Sahel, biến vùng đất này thành một nơi không có tương lai với tình trạng thiếu thốn lương thực và khó có cơ hội thay đổi.
“Có thể phát triển trong môi trường khắc nghiệt nên Fonio là lựa chọn tuyệt vời cho môi trường nơi đây. Nó chịu được đất nghèo nàn và cần rất ít nước để phát triển. Nó có thể sống tốt ở nơi khắc nghiệt nhất mà không có loại thực vật nào có thể sống sót”, Thiam cho biết.
Hạt fonio có thể là lời giải cho bài toán an ninh lương thực của thế giới.
Thiam cho rằng, fonio chính là câu trả lời cho nền công nghiệp không chứa gluten trị giá hàng tỷ đô la và tham vọng của thế giới về một loại thực phẩm ngon và lành mạnh.
Năm ngoái, ông đã kí hợp đồng với hãng thực phẩm dinh dưỡng lớn của Mỹ - Whole Food để đưa fonio vào thị trường Mỹ. Tháng 7 vừa qua, loại hạt kỳ diệu này đã xuất hiện trên kệ của các của hàng thực phẩm ở New York.
Tuy nhiên, quá trình tách lớp vỏ trấu bên ngoài cũng như nghiền loại hạt này mà vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng để biến chúng thành thực phẩm vẫn còn là một vấn đề thách thức. Thiam hi vọng vấn đề này có thể được giải quyết nếu có một nhà máy trồng và chế biến fonio ngay trên những vùng đất khắc nghiệt của quê hương ông.
Hạt giống nhỏ, giải pháp án lớn
Với khám phá của mình, Thiam đã đánh bại tư tưởng thuộc địa của người Senegal. Đó là tư tưởng cho rằng các loại lương thực của họ có chất lượng kém hơn gạo nhập từ Trung Quốc hay bánh mì từ Pháp và hạt ngũ cốc đất nước họ trồng chỉ dành cho người nghèo.
Pierre Thiam hi vọng sẽ có một nhà máy trồng và chế biến fonio ngay trên những vùng đất khắc nghiệt của Senegal.
Thiam chia sẻ: “Khả năng nông nghiệp ở Sahel vẫn chưa được khai thác đúng mức, tất cả những gì chúng tôi cần bây giờ là thay đổi điều kiện thị trường để phát triển khả năng đó".
Hội nghị TED toàn cầu là nơi tụ họp lại những coi người với những ý tưởng mới tân tiến. Hội nghị được tổ chức mỗi năm 1 lần tại Châu Phi trong suốt 1 thập niên qua.
Người phụ trách hội nghị Emeka Okafor cho biết: “Châu Phi đang có cơ hội dẫn dắt thế giới bằng việc tạo ra một con đường mới cho thời đại. Thách thức lớn nhất mà thế giới có thể phải đối mặt trong 20 năm tới đã xuất hiện ở Châu Phi. Đó là thách thức về an ninh lương thực, tạo ra hàng triệu việc làm trong thế giới ngày càng tự động hóa, khan hiếm nguồn nước và chiến đấu chống lại sự biến đổi khí hậu".
Còn với Thiam, ông cho rằng: “Tại một vùng đất hạn hán và nghèo nàn, Fonio vẫn có thể phát triển tốt. Hạt ngũ cốc nhỏ này chính là câu trả lời lớn cho vấn đề an ninh lương thực cho Senegal cũng như cho toàn Châu Phi”.
Đăng nhận xét