Phát hiện ra cơ chế hút, truyền bệnh chết người của ruồi xê xê

(Haitaynamkg) Những tưởng muỗi vằn đã là mối hiểm nguy kinh dị rồi, ai ngờ ruồi xê xê còn gây ra bệnh chết người kinh hoàng hơn nữa, ở vùng đất châu Phi.
Hẳn ai trong chúng ta cũng ở trong trạng thái nơm nớp lo sợ khi dịch sốt xuất huyết gây ra bởi muỗi vằn đang lan tràn trên diện rộng đe dọa sức khỏe và cả tính mạng con người.
Tuy nhiên, bạn có thể tạm an ủi mình rằng, ít nhất bệnh nhân sốt xuất huyết hầu hết có thể được chữa khỏi. Còn ở châu Phi, có một căn bệnh gây ra bởi một loài hút máu truyền bệnh, nhưng người mắc bệnh này có nguy cơ thiệt mạng hơn rất nhiều lần. Và ruồi Tsetse châu Phi chính là thủ phạm gây ra bệnh này.
Ruồi Tsetse châu Phi (hay ruồi xê xê)
Ruồi Tsetse châu Phi (hay ruồi xê xê) là một loài ruồi hút máu có thể truyền bệnh ở người và động vật.
Và mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Bristol đã tìm hiểu được chính xác cơ chế cắn và hút máu của ruồi tsetse này.
Ruồi tsetse sở hữu những chiếc răng và dũa vô cùng sắc nhọn, chúng sử dụng những vũ khí trời ban này để cắn và nhai xuyên qua da, xé toang các mao mạch dưới da để hút máu.
Bộ máy chọc thủng da của ruồi tsetse dưới kính hiển vi quang học.
Bộ máy chọc thủng da của ruồi tsetse dưới kính hiển vi quang học. Có thể thấy các đầu vòi của loài này có các mảng răng và dũa dùng để thâm nhập vào da và hút máu. Hình (b) là hình ảnh vòi chụp từ cạnh bên.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã sử dụng loại kính hiển vi điện tử quét công suất lớn để quan sát gần hơn nữa vòi của loài này. Khi hút máu, sau khi"xẻ" da của người và động vật, để tránh hiện tượng máu đông lại, ruồi tsetse "tiêm"nước bọt có chứa chất chống đông máu của mình qua ống tiết nước bọt hẹp nằm phía trong vòi.
Các nhà nghiên cứu đã phải ngạc nhiên khi phát hiện ra, phần đầu của ống này được trang bị các cấu trúc phức tạp có dạng ngón tay. Ở đầu các cấu trúc này có gắn các bơm hút.
Ruồi tsetse
Ruồi tsetse "tiêm" nước bọt có chứa chất chống đông máu của mình qua ống tiết nước bọt hẹp nằm phía trong vòi.
Đứng đầu nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Wendy Gobson - giảng viên trường Khoa học Sinh học Đại học Bristol chia sẻ: "Đây là một phát hiện không ngờ, từ trước đến nay, các sách giáo khoa chỉ đưa ra hình ảnh các ống này với đầu trơn nhọn đơn thuần.
Chúng tôi hoàn toàn chưa rõ những cấu trúc ngón tay tinh vi này được dùng để làm gì, các loài hút máu khác như muỗi hay ruồi nhuế không hề sở hữu thứ tương tự như vậy".
Ống tiết nước bọt nằm phía trong vòi của ruồi tsetse với các cấu trúc hình ngón tay kèm bơm hút ở đầu ống.
Ống tiết nước bọt nằm phía trong vòi của ruồi tsetse với các cấu trúc hình ngón tay kèm bơm hút ở đầu ống.
Ruồi tsetse mang kí sinh trùng chứa mầm bệnh gây bệnh ngủ ở người và bệnh nagana ở vật. Động vật mắc bệnh nagana sẽ có các triệu chứng sốt, yếu ớt và sụt cân. Thông thường, vật nuôi mắc bệnh nagana dần dần sẽ chết.
Bệnh ngủ ở người đã được ghi nhận ở 36 quốc gia ở Châu Phi - khu vực mà ruồi tsetse hoạt động mạnh. Bệnh được gây ra bởi một loài kí sinh trùng có tên gọi là trypanosome.
Có thể thấy các cấu trúc này vô cùng phức tạp.
Có thể thấy các cấu trúc này vô cùng phức tạp.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, các kí sinh trùng trypanosome sẽ sinh sôi trong tế bào dưới da, máu và tế bào bạch huyết, gây ra triệu chứng như sốt, đau đầu, đau khớp và ngứa.
Sang đến giai đoạn 2, các kí sinh trùng bắt đầu vượt qua hàng rào máu não (tế bào não hoạt động như một rào cản nhằm ngăn chặn phần tử gây hại cho hệ thần kinh trung ương).
Và khi đó, người mắc bệnh sẽ bắt đầu có các biểu hiện rõ ràng và nguy hiểm hơn của bệnh: thay đổi trong hành vi, lo lắng, bồn chồn, hỗn loạn cảm giác và rối loạn giấc ngủ.
Sau đó, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu và điều này sẽ sớm dẫn đến cái chết. Đây được xem là một căn bệnh nguy hiểm chết người nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
 Theo Trí Thức Trẻ

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget