[Kiên Giang] “Cân bằng lại cuộc sống” tại núi Bình San Hà Tiên

(Haitaynamkg) Đến với Hà Tiên, du khách được đến với một miền đất trù cây cối, phong cảnh thơ mộng, hữu tình có tiếng được nhiều nhà thơ, nhà văn xưa ca ngợi hết lời. Du khách rất thích đến Hà Tiên du lịch dã ngoại, ngắm cảnh, thưởng ngoạn phong cảnh tạo hóa ban tặng cho mảnh đất này bởi họ như được trở về với chính lòng mình, được thư giãn và để được cân bằng lại cuộc sống của họ. Trong đó có ngọn núi Bình San – một ngọn núi nổi tiếng và đã từng đi vào trong các tác phẩm để đời Bình San Điệp Thúy mà du khách không thể bỏ lỡ.

Núi Bình San Hà Tiên (ảnh ST)

1. Giới thiệu núi Bình San

Núi Bình San còn có tên gọi khác là núi Lăng, nằm cách trung tâm Hà Tiên chỉ khoảng 1km về hướng Tây Bắc. Như tên gọi “Bình San Điệp Thúy” – một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên được mô tả trong Hà Tiên thập vịnh, núi Bình San tựa như muôn ngàn chiếc lá xanh tươi phủ đầy ngọn núi bằng phẳng như tấm bình phong tạo cho người đến tham quan một cảm giác yên bình.

Đường đến núi Bình San Hà Tiên (ảnh ST)

Đây là nơi yên nghỉ của dòng họ Mạc mà đứng đầu là Mạc Cửu – người đã có công khai phá và xây dựng đất Phương Thành và các thành phố khác ở biển Tây chạy dài từ Kiên Giang đến Xiêm Rệp của Campuchia hiện nay.

Đường đến núi Bình San Hà Tiên (ảnh ST)

2. Vẻ đẹp núi Bình San

Núi Bình San có độ cao hơn 50m, quanh năm luôn bao phủ một màu xanh tươi tốt. Ngọn núi này gắn với nhiều câu chuyện lẫn sự kiện lịch sử mà đến ngày nay vẫn còn những vết tích nhắc nhở các thế hệ sau về tầm quan trọng của nó.

Không gian thiên nhiên quanh núi Bình San (Ảnh ST)

Trên đỉnh núi vẫn còn 2 di chỉ của nền Sơn Xuyên và Xã Tắc có hình bát quái lớn màu đỏ, ở giữa màu đen, tâm vàng, trên đặt 1 lư hương lớn bằng đồng, xưa kia diễn ra những nghi lễ tế trời, tế thần núi thần sông và tế chiến sỹ đã vì đất nước mà ngã xuống. Nền Sơn Xuyên nằm trên đỉnh núi cao nhất, nhìn ra núi Pháo Đài, là nơi tế thần núi thần sông. Nền Xã tắc nằm lưng chừng trên núi, là nơi tế hậu thổ và thần nông.

Biển chỉ dẫn tham quan núi Bình San (ảnh ST)

Dưới chân núi Bình San có ao sen hình bán nguyệt chứa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt được đào từ thời Mạc Thiên Tích đến nay vẫn còn được người dân Hà Tiên sử dụng.

Từ núi Bình San nhìn ra xung quanh (Ảnh ST)

Du khách đến thăm núi Bình San, đứng ở trên cao có thể ngắm được toàn cảnh Hà Tiên như: hòn Phụ Tử, Thạc Động Thôn Vân, thắng cảnh Mũi Nai…đều được thu vào tầm ngắm một cách hoàn hảo làm bức tranh Hà Tiên trở nên đẹp và quyến rũ đến lạ thường. Trên núi còn có lăng mộ Mạc Cửu cùng các phu nhân và tướng quân họ Mạc – những người đã có công khai mở xứ này

Ghé thăm lăng mộ Mạc Cửu khi đến Hà Tiên (Ảnh ST)

3. Thăm lăng mộ nhà họ Mạc

Lăng mộ nhà họ Mạc nằm ngay gần chân núi Bình San, được nhà Nguyễn cho xây dựng để tưởng nhớ công ơn khai phá mảnh đất Hà Tiên của dòng họ Mạc.

Phần lăng mộ nhà họ Mạc (ảnh ST)

Bên trong cổng là một khoảng sân rộng cùng nhiều cây xanh quanh năm xào xạc tạo cho không gian đền thờ lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc. Nằm bên phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ những người trước ông Mạc Cửu đã đến Hà Tiên, bên trái là nhà hậu hiền thờ những người đến sau ông.

Không khí trong lành quanh phần lăng mộ (Ảnh ST)

Bên trong chính điện, bàn thờ ở giữa thờ ngai vị của ông Mạc Cửu và các hậu duệ của ông do những người dòng họ Mạc được coi như những tiểu vương tại Hà Tiên. Bên phải là bàn thờ các quan văn, quan võ dưới thời họ Mạc, bên trái là bàn thờ các phu nhân của dòng họ.

Lăng mộ ông Mạc Cửu nằm ở vị trí cao nhất trong khu 1 (ảnh ST) 

Đi theo một con đường bậc thang lên núi Bình San, du khách sẽ tới phần lăng mộ với hơn 60 ngôi mộ cổ được chia thành 4 khu riêng biệt: khu 1 là lăng mộ các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 là lăng mộ các phu nhân, khu 3 là lăng mộ các quan và khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của dòng họ Mạc.

Cổng vào đền thờ nhà họ Mạc (Ảnh ST)

Lăng mộ ông Mạc Cửu nằm ở vị trí cao nhất trong khu 1, có hình bán nguyệt và được khoét sâu vào núi. Mộ được xây theo thuật phong thủy, lưng tựa vào núi, mặt quay ra biển và ở 2 bên mộ có 2 vị tướng bằng đá đứng canh giữ. có hình bát quái lớn màu đỏ, ở giữa màu đen, tâm vàng, trên đặt 1 lư hương lớn bằng đồng

Phần lăng mộ được chia ra làm các khu riêng (Ảnh ST)

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget