Du lịch Rạch Giá – Kinh nghiệm và thông tin hữu ích

(Haitaynamkg) Du lịch Rạch Giá – Tổng quan

Đôi nét về du lịch Rạch Giá – Rạch Giá là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang. Phía Đông thành phố giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên; phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp.


Thành phố gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc:

Phường Vĩnh Thanh VânPhường Vĩnh ThanhPhường Vĩnh LạcPhường Vĩnh BảoPhường Vĩnh LợiPhường Vĩnh QuangPhường An HòaPhường An BìnhPhường Rạch SỏiPhường Vĩnh ThôngPhường Vĩnh HiệpXã Phi Thông


Du lịch Rạch Giá – Ảnh: Internet

Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, tăng thêm 2 phường mới cho Rạch Giá. Ngoài ra các công trình trong tương lai khác như khu công nghiệp Rạch Vượt, khu đô thị mới Vĩnh Hiệp sẽ được xây dựng khi hoàn thành xong việc xây cầu Lạc Hồng sẽ mở rộng thật sự Rạch Giá về phía đông.

Năm 1899, Pháp lập tỉnh Rạch Giá, gồm có 10 tổng. Về tên gọi Rạch Giá có hai ý kiến giải thích: 
- Một ý kiến cho rằng tên gọi này do đọc chệch từ tiếng Khmer Kra Muonsar (sáp trắng) mà ra; 
- Ý kiến khác thì giải thích vì trên bờ rạch ở đây có nhiều cây giá nên gọi như vậy.

Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Rạch Giá được sáp nhập vào tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang lúc này có 7 quận: Hà Tiên, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Tân, Kiên Lương, Kiên Thành, và Phú Quốc. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Rạch Giá, cách Hà Tiên 91 km, Sài Gòn 248 km. Dân số Rạch Giá năm 1965 là 306.401 người.

Sau năm 1975, Rạch Giá vẫn giữ vai trò là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang. Năm 2005, thị xã Rạch giá được nâng lên thành thành phố Rạch Giá.
Đi Rạch Giá khi nào

Vào mùa nào trong năm, du lịch Rạch Giá cũng thu hút khách. Tuy nhiên, giai đoạn cao điểm nhất là từ tháng 2 đến tháng 6 vì cảnh đẹp, biển êm. Hoặc vào ngày 28, 29 tháng 8 âm lịch, tổ chức lễ tế anh hùng Nguyễn Trung Trực. Đây được xem là lễ hội lớn nhất tại Rạch Giá.

Ngoài ra, để khám phá trọn vẹn vùng đất biển này, bạn nên sắp xếp lịch trình từ 2 – 3 ngày. Nếu có nhu cầu nghỉ dưỡng, bạn cũng có thể tham khảo đặt phòng hệ thống khách sạn Rạch Giá.
Đi đâu, chơi gì ở Rạch Giá

Ngay khi đến Rạch Giá, bạn đã có thể thấy cổng Tam Quan, đây được coi là biểu tượng của Rạch Giá, cổng Tam Quan với 3 ngỏ, được xây dựng kiên cố, có 3 cổng vào.

Cửa ngõ vào thành phố Rạch Giá là một công trình kiến trúc đẹp, mang đậm nét văn hóa cổ truyền Việt Nam một biểu tượng của thành phố biển Rạch Giá. Gần nửa thế kỷ, Cổng Tam Quan là niềm tự hào của Kiên Giang luôn mở rộng đón chào khách tứ phương đến thăm.

Rạch Giá là thành phố nằm ven biển duy nhất ở miền Tây, Rạch Giá nhiều có tiềm năng phát triển du lịch. Trên địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng như: đền Nguyễn Trung Trực, chùa Tam Bảo Rạch Giá, chùa Láng Cát, chùa Phổ Minh,…

Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thành phố Rạch Giá không ngừng đầu tư nâng cấp sân bay, cảng biển, làm đầu mối thu hút khách du lịch đến Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương.

Đền Nguyễn Trung Trực

Đền Nguyễn Trung Trực – Ảnh: Internet

Đền thờ Nguyễn Trung Trực là điểm thu hút đầu tiên khi du lịch Rạch Giá. Đền tọa lạc tại số 8 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100 m. Đây là ngôi đền lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực trên địa bàn tỉnh. Thứ hai phải kể đến là ngôi đền nằm trên mũi Gành Dầu ở đảo Phú Quốc.

Trong khuôn viên đền thờ có một phòng thuốc nam miễn phí được thành lập năm 1989. Các lương y ở đây tuy đến từ nhiều vùng quê khác nhau nhưng có cùng mục đích là tự nguyện cứu chữa người nghèo.

Chùa Tam Bảo

Một trong những điểm thu hút của du lịch Rạch Giá là chùa Tam Bảo. Chùa Tam Bảo toạ lạc ở số 6 đường Thích Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá. Chùa do bàn Dương Thị Cán, tục gọi là Bà Hoàng dựng nên vào đầu thế kỷ XIX để làm nơi tu hành.

Lúc đầu chùa có kết cấu rất đơn sơ, vật liệu chính vẫn là tre nứa. Đây từ là nơi trú ẩn của Nguyễn Ánh trong khoảng thời gian lẩn tránh Tây Sơn. Vì thế sau khi lên ngôi, vua đã ban biển Sắc tứ cho chùa. Năm 1917, hòa thượng Thích Trí Thiền đã cho trùng tu, xây dựng ngôi chùa bằng gạch ngói. Từ đó đến nay cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng.
Kiến trúc

Chánh điện có 14,50m x 22m, được thiết kế theo kiểu thượng lầu hạ hiên. Năm bao lam ở các bàn thờ được chạm trổ công phu, thếp vàng rực rỡ. Trong chùa còn giữ bức tượng đức Phật A Di Đà tạc bằng đá xanh cao 1,03 m. Ngoài ra, còn có các hạng mục khác như: Đông lang được dùng làm phòng khách và phòng làm việc của Hòa thượng trụ trì. Tây lang và giảng đường của chùa được dùng làm Tuệ Tĩnh đường, nơi chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Phía trước hai bên Chánh điện là ngọn bảo tháp ba tầng tượng trưng Cửu phẩm Liên hoa.

Nhà Bảo Tàng Kiên Giang

Đây là ngôi nhà của địa chủ Nhuệ. Ngôi nhà cổ lớn và đẹp nhất còn lại ở Tp.Rạch Giá, được dùng làm nhà trưng bày của Bảo tàng tỉnh Kiên Giang. Kiến trúc ngôi nhà hình “nội nhất ngoại quốc” lạ và đẹp. Bên ngoài như một biệt thự kiểu Pháp, bên trong lại thiết kế theo kiểu nhà Việt Nam cổ truyền. Hoa văn chạm trổ cầu kỳ, đường nét sắc sảo. Đồ đạc bằng gỗ quí khảm xà cừ, tất cả tạo nên dáng vẽ lộng lẫy cho ngôi nhà.

Khu đô thị Lấn Biển

Khu đô thị Lấn Biển được qui hoạch trên diện tích 420.000ha. Đây là khu dân cư, trung tâm hành chính mới của tỉnh Kiên Giang. Khu vực dân cư gồm những khu nhà xây cất hiện đại, biệt thự cao cấp. Du khách có thể đến với những nhà hàng, quán cà phê hữu tình của khu Lấn Biển để thưởng thức và ngắm mặt trời lặn xuống biển Tây.

Trung tâm Thương mại 30-4 (trung tâm thương mại Rạch Giá)

Trung tâm thương mại 30/4 – Ảnh: Internet

Đây là Trung tâm thương mại lớn nhất Kiên Giang, được thiết kế thành 3 khu với qui mô rộng lớn và hiện đại. Ở đây du khách có thể tham quan mua sắm tất cả các loại vật dụng, đồ lưu niệm đến đặc sản, hải sản tươi sống. Quanh trung tâm còn có nhiều khách sạn khang trang, nhà hàng, quán ăn ngon. Bến xe khách chất lượng cao tại Trung tâm phục vụ khách tất cả các tuyến trong và ngoài tỉnh.

Công viên Văn hóa An Hòa

Công viên Văn hóa An Hòa có diện tích trên 52ha, nằm ngay chân cầu Rạch Sỏi. Công viên có nhiều khu vui chơi giải trí và thưởng xuyên tổ chức hội chợ thương mại, hoạt động văn hóa lớn của tỉnh.

Rạch Giá là một đô thị sầm uất, có nhiều nơi để đi chơi, từ những di tích văn hóa và công viên văn hóa, du khách cũng rất dễ dàng đến Hà Tiên.

Kiên Giang cũng là tỉnh có nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào Chăm, Kh’mer, Hoa… Như các lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Đôlta, lễ Ooc-om-bok, lễ vía các vị thần, du khách đến đây vào mùa lễ hội sẽ thấy được không khí nhộn nhịp và nét đặc trưng độc đáo nơi đây.

Nhà bảo tàng Kiên Giang

Đi đâu ở Rạch Giá? Đó chính là bảo tàng Kiên Giang. Đây là bảo tàng của địa chủ Nhuệ và được xem là ngôi nhà cổ lớn và đẹp nhất còn lại ở Tp.Rạch Giá được dùng làm nhà trưng bày của Bảo tàng tỉnh Kiên Giang. Kiến trúc ngôi nhà hình “nội nhất ngoại quốc” lạ và đẹp. Bên ngoài như một biệt thự kiểu Pháp, bên trong lại thiết kế theo kiểu nhà Việt Nam cổ truyền. Hoa văn chạm trổ cầu kỳ, đường nét sắc sảo. Đồ đạc bằng gỗ quí khảm xà cừ, tất cả tạo nên dáng vẽ lộng lẫy cho ngôi nhà.

Bảo tàng Kiên Giang: 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá

Các địa chỉ tham quan khác:

– Đình thần Vĩnh Hòa
– Mộ Huỳnh Mẫn Đạt
– Chùa Phật Lớn: 151 đường Quang Trung, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá. Xem đường đi ở Đây
– Chùa Láng Cát: 325 đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá. Xem đường đi ở Đây
– Chùa Quan Đế: 14 Nguyễn Du, Vĩnh Thanh Vân, Rach Gia, Kien Giang. Xem đường đi ở Đây
– Chùa Bà Thiên Hậu: 37 Lê Lợi, Vĩnh Thanh Vân, tp. Rạch Giá Kiên Giang. Xem đường đi ở Đây
– Chùa Ông Bổn
– Chùa Phổ Minh: Đường Không Tên, Vĩnh Bảo, tp. Rạch Giá, Kiên Giang. Xem đường đi ở Đây
– Đình phó cơ Nguyễn Hiền Điều
– Mộ hội đồng Suông
– Miếu Bắc Đế
– Thiên Hậu Cung

Đến & đi lại Rạch Giá bằng gì

Bạn có thể đến Rạch giá bằng nhiều phương tiện: Xe khách, máy bay, ô tô riêng hay xe máy.

Xe khách đi Rạch Giá

Các hãng xe chạy tuyến Tp.HCM-Rạch Giá thường khởi hành từ văn phòng các hãng xe ở TP.HCM hoặc bến xe miền Tây (dù khởi hành tại văn phòng cũng trung chuyển ra bến xe miền Tây). Thông thường xe chạy mất khoảng 5-6 tiếng đồng hồ. Xe dừng ở bến xe Rạch Giá.

Liên hệ bến xe miền Tây:
Địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM
Điện thoại: (08) 38.752.953 – 38.776.594

Đi Rạch Giá bằng máy bay

Hiện nay, chỉ có duy nhất một hãng hàng không bán vé máy bay đi Rạch Giá với đường bay trực tiếp đến sân bay từ thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc là Vietnam Airlines.

Website: www.vietnamairlines.com
Trung tâm đặt giữ chỗ qua điện thoại Miền Nam: 08-8320320
Trung tâm đặt giữ chỗ qua điện thoại Miền Bắc: 04 38320320

Đi Rạch giá bằng xe riêng xe máy

Bạn bạn đi như sau là gần nhất: Sài Gòn -> QL1A -> Mỹ Tho -> Cầu Mỹ Thuận -> quẹo phải đi Sa Đéc theo QL80 -> phà Vàm Cống -> qua phà là tới TP Long Xuyên, hỏi dân địa phương đường đi ra ngã 3 Lộ Tẻ Rạch Giá -> tới ngã 3 sẽ có bảng chỉ đường cụ thể đi về Rạch Giá (vẫn là QL80 luôn nha) -> Rạch Giá . Tổng quãng đường khoảng 400km.
Ăn gì và ở đâu tại Rạch Giá

Bún cá Kiên Giang

Bún cá Kiên Giang – Ảnh: Internet

Bún cá là đặc sản nổi tiếng ở Kiên Giang. Nguyên liệu tuyển chọn kĩ lưỡng từ những con cá lóc đồng béo tròn. Cá sau khi được làm sạch sẽ cho vào nồi để luộc chính. Tiếp đến gỡ phần thịt, xương rồi giã nát, cho vào túi lưới thả vào nồi ninh chung với các loại cá nhỏ để lấy nước dùng. Chính nhờ quá trình này nên nước dùng bún cá luôn có vị ngọt thanh tự nhiên khiến người ăn cảm thấy mê mẩn. Dư vị thanh ngọt vô cùng hấp dẫn mang đến cảm giác tuyệt vời cho người ăn.

Du khách có thể thưởng thức món ăn ở các quán trên đường Mạc Cửu.

Bánh canh ghẹ chả
Du lịch Rạch Giá nên nhớ ghé ăn tô bánh canh ghẹ chả. Món ăn ngon nhờ thịt ghẹ ngọt mềm, chả cá thu mằn mặn hòa cùng vị tiêu thôm nồng, ăn vào dư vị mãi vấn vương nơi đầu lưỡi. Món ăn được chế biến theo nhiều công đoạn: chả được nạo ra từ thịt cá thu tươi, nêm nếm chút gia vị của tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, nước mắm. Sau đó, ép thành miếng dẹp hấp chín, đem cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Ghẹ rửa sạch luộc chín được lấy thịt ra. 2 nguyên liệu chính đem nấu cùng nước dùng đậm đà và trở thành món không thể thiếu của của vùng biển nơi đây.

Gỏi cá Cây Bàng

Vùng đất Rạch Giá nói riêng cũng như Kiên Giang nói chung khá nổi tiếng với món gỏi cá. Cá ở Cây Bàng được lấy trực tiếp từ ghe của ngư dân địa phương, sau đó mang về làm sạch, thái mỏng và trộn với các loại gia vị, nước giấm đường, hành tây, hành phi, rau mùi… Món gỏi dùng kèm với bún, rau và nước chấm chua ngọt.

Địa chỉ ngã ba Cây Bàng cách thị xã Hà Tiên khoảng 5km.

Xôi Hà Tiên

Xôi Hà Tiên – Ảnh: Internet

Du lịch Rạch Giá nhất định phải ăn xôi Hà Tiên. Đặc biệt của xôi Hà Tiên là được nấu từ nếp thơm, khi chín hạt nếp có màu trắng ngà bóng lưỡng. Đối với xôi ngọt, ăn có vị béo ngậy vì có thêm nước dừa đặc sánh và xoài chín được chế biến sền sệt như nước sốt, để thêm chút sợi dừa nạo lên bên trên. Đối với xôi mặn thì có nhiều gia vị, thịt, lớp tôm khô giã sợi nhuyễn vô cùng hấp dẫn.

Mua sắm và giá cả tại Rạch Giá

Du lịch Rạch Giá, bạn có thể mang nước mắm Phú Quốc, hải sản về làm quà. Hải sản ở đây vô cùng đa dạng và phong phú.

Ghé chợ Rạch Giá bạn sẽ tìm được cho mình những món nông – hải sản tươi ngon, hảo hạng từ. Và, với những ai thích hải sản mà không thể mang đồ tươi sống về làm quà, thì có thể ghé gian hàng bán hải sản khô – đặc sản ở biển Tây Việt Nam. Đi dạo quanh chợ, bạn cũng có thể thưởng thức những món ăn khác với giá cả phải chăng, hợp lý.
Lưu ý khác khi du lịch Rạch Giá

– Trước khi du lịch Rạch Giá, bạn nên chú ý xem trước dự báo thời tiết để tránh gặp phải mưa bão.

– Mang theo kem chống nắng, mũ, nón, ô dù để che nắng và mua sẵn ít thuốc tiêu hóa đề phòng bạn ăn phải thức ăn không phù hợp làm rối loạn tiêu hóa.


Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget