Chiêm ngưỡng ngôi miếu đẹp như trong phim, đang ‘hot‘ ở ngay gần Kiên Giang

(Haitaynamkg) Không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm mà miếu Bà Chúa Xứ còn là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng của vùng Châu Đốc.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.

Hằng năm, nơi đây thu hút được rất nhiều du khách ghé thăm. (Nguồn: huynhtruc_)

Không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm mà miếu Bà Chúa Xứ còn là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Du khách check-in ở miếu Bà Chúa Xứ. (Nguồn: weirdos.yg)

“Ban đầu, khoảng năm 1824, miếu Bà Chúa Xứ được làm bằng vật liệu đơn giản, chủ yếu là gỗ. Đến năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước, mái lợp ngói âm dương.

Kiến trúc của ngôi miếu. (Nguồn: billyha)

Gần 100 năm sau, ngôi miếu bị xuống cấp nặng, nên đến năm 1962, ngôi miếu được dân làng sửa chữa lại khang trang, bắt đầu thu hút nhiều người đến viếng. Ba năm sau, nhờ sự đóng góp của các mạnh thường quân, ngôi miếu được xây rộng ra, có nhà khách, xây hàng rào.

Ngôi miếu được xây dựng theo kiểu chữ Quốc. (Nguồn: huongmaith)

Đến năm 1972, ngôi miếu được làm lại phần lớn, công trình kéo dài đến năm 1976, và giữ nguyên diện mạo cho tới ngày nay”, theo thông tin của baodatviet.vn. Kiến trúc của miếu Bà Chúa Xứ có hình chữ "Quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.

Cận cảnh miếu Bà Chúa Xứ. (Nguồn: sodamjna12)

Các văn hoa ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giang tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Ngôi miếu lung linh, rực rỡ về đêm. (Nguồn: nhungpinky)

Cũng kể từ năm 1972, pho tượng không còn ở dạng “thô” như đã từng, mà được “trang điểm” màu sắc, trông như một người đàn bà uy nghiêm mà phúc hậu. Trong suốt mấy chục năm chiến tranh, ngôi miếu luôn được dân làng bảo vệ an toàn, bom đạn như cũng “tránh” ngôi miếu và tượng Bà, không bị tàn phá như những vùng lân cận.

Đặt chân đến đây, bạn sẽ cứ ngỡ như mình đang ở Trung Quốc. (Nguồn: sundismyd)

“Hiện nay, trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ 6, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ”, theo vietnamtourism.com.

Nét đẹp thanh tịnh của ngôi miếu đã quyến rũ bước chân du khách. (Nguồn: __jasmine__94__)

Theo truyền thuyết của người dân nơi đây kể rằng: “Ngày xưa có một pho tượng đá lớn không ai biết từ đâu đến ngồi ngự trên lưng chừng núi Sam. Người dân trong làng rất tin tưởng vào sự linh nghiệm của pho tượng. Họ thường xuyên đến đây đốt nhang để cầu nguyện cho cuộc sống trong làng được yên bình, không bị thú dữ tấn công, cho mưa thuận gió hòa, cho gia đình ấm êm, hạnh phúc... Pho tượng đá trở thành chỗ dựa tinh thần của người dân ở cả một vùng rộng lớn chung quanh núi Sam”.

Khung cảnh nghi ngút khói hương. (Nguồn: phan_ngoc_sang)

Hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch và dần dần đã trở thành lễ hội dân gian. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam từ là hoạt động tự phát trong dân gian đã trở thành lễ hội cấp quốc gia từ năm 2001. Đây là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước, bắt đầu từ tháng Giêng cho đến hết tháng Tư âm lịch, kéo dài gần 4 tháng.

Nơi đây còn thu hút được rất nhiều bạn trẻ. (Nguồn: mingngoc)

Vào mùa lễ hội, hàng triệu người từ khắp các vùng miền cả nước, nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành... và tham gia các trò chơi như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ…

Họ đến để thắp hương, check-in sống ảo. (Nguồn: Ric)

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch An Giang: “Hằng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo, kéo dài suốt nhiều tháng”.

Miếu Bà Chúa Xứ vào những ngày lễ hội. (Nguồn: Hung Tan)

Chính những bí ẩn về pho tượng Bà Chúa Xứ, những mẩu chuyện mang tính huyền bí, linh thiêng về bà được người dân hết đời này qua đời khác truyền tụng, đã ăn sâu vào tâm thức của hàng triệu người dân đồng bằng và các vùng lân cận, làm cho lễ hội Vía Bà và khu di tích núi Sam luôn có sức hấp dẫn nhiều người.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget